watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Zarathustra đã nói như thế-- 55 - - tác giả Friedrich Nietzsche Friedrich Nietzsche

Friedrich Nietzsche

- 55 -

Tác giả: Friedrich Nietzsche

Trong giấc mộng, giấc mộng cuối cùng của ta vào buổi sáng hôm nay, ta đã đứng trên một mỏm đất ở bên kia thế giới, - ta cầm một cái cân trong tay và ta cân thế giới.
Ồ, tại sao bình minh đã đến với ta quá sớm? Hơi nóng ganh tị của nó đã đánh thức ta dậy! Bình minh luôn ganh tị với hơi nóng tỏa lan từ những giấc mộng ban mai của ta.
Có thể đo đếm được đối với kẻ có thời giờ, có thể cân lường được đối với một tay cân lường tài giỏi, nằm trong tầm bay của những đôi cánh khỏe mạnh, hiển lộ đối với những kẻ tầm cầu linh thánh: giấc mộng của ta đã nhìn thấy thế giới như thế!
Giấc mộng của ta, một kẻ hải hành dũng cảm, phân nửa là tàu, nửa kia là sóng gió ba đào, lặng lẽ như một con bướm, nôn nóng như một con diều hâu: ngày hôm nay, giấc mộng ấy kiên nhẫn trong rảnh rỗi vô vàn để cân lường thế giới.
Trí huệ của ta đã bí mật ngỏ lời cùng nó, Trí huệ ban ngày của ta, hoan hỉ và tỉnh thức, Trí huệ chế giễu tất cả những “thế giới vô hạn”! Vì Trí huệ ấy bảo: “Nơi nào có sức mạnh thì rốt cuộc con số sẽ trở thành chủ nhân, vì con số mang nhiều sức mạnh hơn”.
Giấc mộng của ta, giấc mộng hữu hạn đó, đã đưa mắt nhìn với sự chắc chắn vô ngần! Không phải với lòng tò mò, không phải với sự lộ liễu, không phải nhát gan khiếp đảm, cũng không tôn sùng trọng vọng,
- như cả một trái táo ngon ngọt dâng đến tay ta, một trái táo chín vàng, mang làn da tươi mát, dịu mềm, êm mượt nhung tơ: thế giới đã tự dâng hiến cho ta như thế;
- như một cái cây đưa tay ra dấu với ta, một cái cây tỏa những cành lá um tùm, khỏe mạnh, cong oằn vặn vẹo thành chỗ nương tựa nghỉ ngơi cho kẻ lữ hành mỏi mệt: thế giới đã được đặt trên mỏm đất của ta như thế;
- như những bàn tay duyên dáng nâng một chiếc hộp nhỏ đến gặp gỡ ta, - một chiếc hộp nhỏ mở ra trong sự say mê khoái cảm của những đôi mắt thẹn thùng sùng mộ; thế giới đã như thế khi gặp gỡ ta hôm nay;
- không có đủ ẩn ngữ để xua đuổi tình yêu loài người, không có đủ chất hòa tan để ru ngủ trí huệ con người: - một sự việc tốt đẹp của con người, đấy, đấy là thế giới mà người ta đã phỉ báng không tiếc lời, thế giới đó hôm nay đã xuất hiện với ta như thế.
Ta vô vàn cảm tạ giấc mộng ban mai của ta vì đã cân lường thế giới ở giây phút ban sơ! Thế giới: giấc mộng và sự an ủi khích lệ đó của con tim, đã đến với ta như một sự việc tốt đẹp của con người.
Giờ đây, để mô phỏng thế giới giữa thanh thiên bạch nhật, múc nguồn cảm hứng từ bài học tuyệt vời nhất trong các bài học, ta muốn đặt lên chiếc cân ba tội ác vĩ đại nhất và cân lường chúng theo lề lối con người.
Kẻ nào dạy câu chúc phúc thì cũng dạy lời nguyền rủa: đâu là ba điều đáng nguyền rủa nhất trên mặt đất? Chính chúng là đối vật ta muốn đặt lên bàn cân.
Khoái lạc , ước muốn thống trị , lòng ích kỷ : ba điều này là những điều bị nguyền rủa phỉ báng nhất từ trước đến nay, - và ta muốn cân lường chúng theo lề lối con người.
Nào! Đây là mỏm đất của ta và kia là đại dương thăm thẳm: đại dương đang lăn về phía ta, rợn sóng, vuốt ve, - đại dương, con ác quỷ trăm đầu già nua và trung thành mà ta yêu thích.
Chính đây là nơi ta muốn cầm cân trên mặt biển động sóng, ta cũng chọn một người chứng ngó nhìn - ta chọn mi, mi, hỡi cái cây đứng cô tịch, mi với mùi hương nồng nã, vòng hoa sum suê rộng lớn, hỡi cái cây ta yêu dấu!
Giây phút hiện tại tiến về tương lai băng qua chiếc cầu nào? Sức mạnh nào cưỡng chế cái cao nhã phải cúi mình về phía cái thấp kém? Và ai ra lệnh cho sự vật cao nhã nhất phải lớn mạnh thêm nữa?
Giờ đây chiếc cân đang cân bằng và bất động: ta đã ném lên đó ba câu hỏi nặng nề, đĩa cân bên kia mang ba câu trả lời nặng trĩu.



2



Khoái lạc - đối với tất cả những kẻ khổ hạnh khinh miệt thân xác, là mũi nhọn để kích thích, là chiếc đài để bêu xấu kẻ phạm tội nặng; đó là “thế giới” bị nguyền rủa nơi tất cả những kẻ nuôi ảo giác về thế giới bên kia: bởi vì khoái lạc miệt thị và làm mê loạn tất cả những học thuyết rối loạn.
Khoái lạc - đối với đám tiện dân, đó là ngọn lửa chậm thiêu đốt; đối với những khu rừng bị mọt ruỗng và những khúc vải xoắn lợm giọng, đó là chiếc hỏa lò ngấu nghiến.
Khoái lạc - đối với những tâm hồn tự do thì đó là sự ngây thơ phóng dật khơi vơi, là hạnh phúc điền dã trên mặt đất, là sự tri ân quá thừa thãi tương lai đối với hiện tại.
Khoái lạc - đấy chỉ là thuốc độc dịu ngọt cho những kẻ cằn cỗi điêu tàn, nhưng đối với những kẻ mang ý chí của con mãnh sư, thì đó là chất thuốc bổ tuyệt diệu nhất, chất rượu của men nồng mà người ta dè dặt giữ gìn một cách kính cẩn thiêng liêng.
Khoái lạc - là vĩnh phúc tuyệt vời nhất, biểu tượng của hạnh phúc và hy vọng tối thượng. Bởi vì đối với nhiều thứ, đã hứa hẹn sự hợp nhất và còn hơn là sự hợp nhất,
- đối với nhiều thứ còn xa lạ với nhau hơn là người đàn ông xa lạ với người đàn bà: có ai đã từng hiểu trọn vẹn sự kiện người đàn ông và người đàn bà xa lạ với nhau biết đến chừng nào?
Khoái lạc - song le, ta muốn chắn rào quanh những tư tưởng và vây rào quanh những lời lẽ ta: ta e rằng những con heo bẩn thỉu cùng những kẻ bồng bột nhiệt cuồng sẽ xông vào vườn của ta! -
Khát vọng thống trị - đấy là món đồ chơi làm chết người dành cho những tâm hồn cứng rắn nhất, là cuộc tuẫn đạo khủng khiếp dành cho những kẻ hung bạo nhất, là ngọn lửa âm u của những giàn hỏa sống.
Khát vọng thống trị - đấy là chiếc phanh dữ tợn được đặt vào những dân tộc phù phiếm nhất, là sự hổ thẹn của tất cả những đức hạnh bất xác, cưỡi trên tất cả những lòng kiêu hãnh.
Khát vọng thống trị - đấy là cơn động đất phá vỡ và ly cách tất cả những gì bị mối mọt ăn mòn trống rỗng, đấy là kẻ đập vỡ những ngôi nhà mồ sơn trắng với tâm hồn phẫn nộ gầm gừ, đấy là dấu hỏi vọt hiện ra bên cạnh những câu trả lời non yểu.
Khát vọng thống trị - đứng trước cái nhìn của nó, con người bò lết khom mình, khát vọng làm con người nô lệ và hạ thấp xuống thua loài rắn, loài heo; cho đến khi, cuối cùng, lòng khinh bỉ ngất trời kêu gào bùng vỡ trong nó.
Khát vọng thống trị - đấy là vị đạo sư khủng khiếp rao giảng lòng khinh bỉ ngất trời, kẻ rao giảng cho những đô thị và những đế quốc lời này: “Hãy cút khỏi đây!” - mãi cho đến khi, cuối cùng, tự chúng kêu thét lên: “Ước gì ta có thể bỏ đi!”
Khát vọng thống trị - kẻ quyến rũ dụ hoặc, cũng leo lên đến những con người tinh khiết, những kẻ cô đơn, leo lên đến những đỉnh cao, cháy bỏng như một tình yêu vạch lên trên bầu trời những hạnh phúc đỏ thắm quyến rũ.
Khát vọng thống trị - nhưng ai còn muốn gọi đó là một khát vọng , khi kẻ cao nhã chịu hạ mình ước mong quyền lực! Thực vậy, chẳng có gì là cuồng say, bệnh hoạn trong những khát vọng như thế, và những sự hạ mình như thế!
Bảo rằng đỉnh cao đơn độc cô liêu không vĩnh viễn tự cô lập và không tự hài lòng với chính mình; bảo rằng núi cao phải đi xuống lũng sâu và gió núi phải thổi xuống đồng bằng:
Ồ! Ai dám đặt đúng tên thật cho một khát vọng như thế! “Đức hạnh ban phát” - đấy là tên mà xưa kia Zarathustra đã dùng để gọi điều bất khả diễn ngôn này.
Chính lúc đó - thật vậy, đây là lần đầu tiên! - lời nói của hắn cũng đã ca ngợi lòng ích kỷ , lòng ích kỷ thiện hảo lành mạnh xuất phát từ một linh hồn cường tráng:
- từ linh hồn cường tráng sở đắc một thân xác cao cả, một thân xác mỹ diệu, chiến thắng và hòa điệu: chung quanh thân xác đó mọi vật trở thành gương soi:
- thân xác uyển chuyển, quyến rũ, kẻ vũ công mà biểu tượng và sự diễn tả là chính linh hồn tươi sáng hân hoan. Niềm hân hoan ích kỷ của những thân xác và những linh hồn như thế tự gọi mình là “đức hạnh”.
Vì nói về thiện và ác, lòng hân hoan ích kỷ ấy cư ngụ nơi chính tự thân mình, như giữa lòng một khu rừng thiêng; bằng những tên gọi ban cho hạnh phúc của mình, nó loại trừ xa mình tất cả những gì đáng khinh bỉ.
Nó loại trừ xa mình tất cả những gì hèn nhát; nó bảo rằng: cái gì hèn nhát là xấu xa! Nó thấy đáng khinh bỉ con người ưu tư cứ không ngừng thở dài than vãn, nhưng lại thu nhặt ngay cả những lợi lộc nhỏ bé nhất.
Nó cũng khinh bỉ mọi trí huệ đáng thương hại: bởi vì, thật thế, cũng có thứ trí huệ nở hoa trong bóng tối; một thứ trí huệ của đêm tối cứ luôn luôn than thở: “Mọi sự đều vô bổ!”
Nó không đếm xỉa đến lòng nghi ngờ đầy sợ hãi cùng tất cả những kẻ nào muốn nghe những bài giảng đạo thay vì những cái nhìn và những nắm tay: - và nó cũng chẳng đếm xỉa đến trí huệ quá hồ nghi nữa, - vì đấy là cách xử sự của những linh hồn hèn nhát.
Nó thấy kẻ khúm núm xiểm nịnh còn thấp hèn hơn nữa, con chó nằm phủ phục xuống ngay lập tức, kẻ quá sức khiêm cung; và cũng có trí huệ khiêm cung, bò lết, kính tín và khúm núm.
Nhưng nó thù ghét đến kinh tởm kẻ nào chẳng hề muốn tự bảo vệ mình, kẻ nào nuốt ực những nước bọt nọc độc và những cái nhìn hung ác, kẻ kiên nhẫn quá nhẫn nhục, kẻ chịu đựng tất cả mọi sự và bằng lòng tất cả mọi sự; vì đấy chính là lề thói của bọn bồi phòng.
Giả sử kẻ nào nô lệ trước những thần linh và những cú đá của thần linh hay trước con người và những ý kiến ngu xuẩn của con người, thì lòng ích kỷ ngất ngây hạnh phúc ấy liền nhổ nước bọt vào mặt tất cả sự nô lệ đó.
Xấu ác: - đấy là tiếng nói dùng để gọi tất cả những gì khom mình nô lệ, đôi mắt nhấp nháy khuất phục, quả tim bị giày vò cắn rứt, và cái lối ôm hôn giả ngụy nhu thuận, với cặp môi rộng hèn hạ.
Và trí huệ giả mạo: đấy là tiếng nó dùng để gọi những trò chơi chữ của bọn bồi phòng, bọn già cả và những kẻ đã kiệt lực; nhất là tất cả những sáng chế điên khùng phi lý của đám linh mục.
Thế nhưng, bọn hiền triết giả mạo, tất cả đám linh mục, những kẻ chán ngán mỏi mệt vì thế giới, những kẻ mang linh hồn của lũ đàn bà hay của những tên bồi phòng, - ôi, chính là những kẻ luôn luôn nuôi dưỡng âm mưu nhằm đến lòng ích kỷ!
Chính điều này đã là đức hạnh và đã được gọi là đức hạnh: ta phải nổi dậy chống lại lòng ích kỷ! “Vô vị lợi”, “vô tư”, đấy chính là điều mà những kẻ khiếp nhược mệt mỏi vì thế giới và tất cả những con nhện đó, khát khao được trở thành, - với những lý do rất hợp lý.
Nhưng giờ đây, chính là dành cho bọn chúng mà mới có ban ngày, khúc quanh, lưỡi gươm phán xét, buổi đại ngọ thiên : và nhiều sự việc sẽ trở thành hiển nhiên!
Và kẻ xưng tụng cái Tôi và thánh hóa lòng ích kỷ, thực ra, kẻ tiên tri hiền triết đó, nói chính điều hắn biết: “Nhìn kìa , buổi đại ngọ thiên đang đến , đang đến gần !”



Zarathustra đã nói như thế.
Zarathustra đã nói như thế
Giới thiệu
Phần một - 1
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
- 11 -
- 12 -
- 13 -
- 14 -
- 15 -
- 16 -
- 17 -
- 18 -
- 19 -
- 20 -
- 21 -
- 22 -
- 23 -
PHẦN THỨ HAI - 24 -
- 25 -
- 26 -
- 27 -
- 28 -
- 29 -
- 30 -
- 31 -
- 32 -
- 33 -
- 34 -
- 35 -
- 36 -
- 37 -
- 38 -
- 39 -
- 40 -
- 41 -
- 42 -
- 43 -
- 44 -
- 45 -
PHẦN THỨ BA - 46 -
- 47 -
- 48 -
- 49 -
- 50 -
- 51 -
- 52 -
- 53 -
- 54 -
- 55 -
- 56 -
- 57 -
- 58 -
- 59 -
- 60 -
- 61 -
PHẦN THỨ TƯ - 62 -
- 63 -
- 64 -
- 65 -
- 66 -
- 67 -
- 68 -
- 69 -
- 70 -
- 71 -
- 72 -
- 73 -
- 74 -
- 75 -
- 76 -
- 77 -
- 78 -
- 79 -
- 80 -
- 81 -
PHỤ LỤC
Chú thích của người dịch