watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Zarathustra đã nói như thế-- 25 - - tác giả Friedrich Nietzsche Friedrich Nietzsche

Friedrich Nietzsche

- 25 -

Tác giả: Friedrich Nietzsche

Những trái sung đang rơi từ trên cây xuống; những trái sung mơn mởn ngọt ngào, khi rơi xuống đất thì lớp da đỏ bọc ngoài vỡ tung. Ta là một cơn gió từ phương Bắc thổi đến cho những trái sung chín rụng.
Thế đó, như những trái sung chín rụng, những lời giảng dạy này của ta đang rơi rụng xuống các ngươi, hỡi các anh em! Các anh em hãy hút lấy mật ngọt và phần thịt cơm ngọt ngào của chúng. Chung quanh chúng ta là mùa Thu và bầu trời trong sáng và buổi xế trưa.
Hãy nhìn xem, biết bao là phong mật tràn trề chung quanh chúng ta! Và còn gì tuyệt vời hơn là đưa mắt dõi nhìn ra xa, nhìn ra đến những trùng khơi xa thẳm khi ta đang ở trong sự phong thịnh dư thừa?
Xưa kia, khi hướng nhìn về những trùng khơi thăm thẳm tuyệt mù nọ, người ta bảo: Thượng đế; nhưng giờ đây, ta đã dạy cho các ngươi nói: Siêu nhân.
Thượng đế là một sự phỏng đoán: nhưng ta muốn rằng sự phỏng đoán của các ngươi không được vượt quá ý chí sáng tạo của các ngươi.
Các ngươi có thể sáng tạo nên một Thượng đế? Vậy thì đừng nói đến các thần linh với ta nữa! Song các ngươi có thể sáng tạo nên Siêu nhân.
Có lẽ không phải là chính các ngươi đâu, hỡi các anh em! Nhưng các ngươi có thể biến đổi mình thành cha mẹ và tổ tiên của Siêu nhân: ước gì Siêu nhân là tác phẩm tuyệt vời nhất của các ngươi!
Thượng đế là một phỏng đoán: nhưng ta muốn rằng sự phỏng đoán của các ngươi phải được giới hạn trong cái có thể suy tưởng được.
Các ngươi có thể suy tưởng Thượng đế? - Nhưng đây là điều cốt yếu của ý chí tìm cầu chân lý nơi các ngươi: biến đổi tất cả mọi sự thành những thực tại khả tưởng, khả thị và khả giác đối với con người! Các ngươi phải đẩy tư tưởng mình đến tận giới hạn cuối cùng của các giác quan!
Và cái mà trước đây các ngươi gọi là thế giới, từ nay các ngươi phải bắt đầu sáng tạo nên: lý trí, trí tưởng tượng, ý chí, tình yêu của các ngươi phải nhập thể biến thành thế giới! Và ta nói thật, đó là để cho lạc phúc của các ngươi, những tình nhân mê đắm tri thức!
Làm thế nào các ngươi, những kẻ say mê yêu mến tri thức, có thể chịu đựng nổi cuộc đời nếu các ngươi không nuôi giữ trong tim mình hy vọng đó? Các ngươi không nên để bị rơi vào trong sự bất khả lĩnh hội lẫn sự phi lý.
Nhưng, hỡi các bạn, hãy để ta khai mở tất cả lòng ta cho các bạn rõ: nếu quả thật có các vị thần linh, thì làm sao ta chịu đựng nổi sự kiện chính ta không là Thượng đế! Vậy, chẳng hề có các thần linh.
Chính ta đã kéo rút ra kết luận đó, nhưng rồi đến phiên nó, kết luận ấy lại kéo lôi ta theo.
Thượng đế là một sự phỏng đoán: nhưng ai là kẻ có thể nốc cạn những thống khổ của điều phỏng đoán này mà không bị tử vong? Liệu người ta có phải lấy đi đức tin của kẻ sáng tạo? Và lấy đi của con ó sự phóng mình bay vút vào vùng trời vô hạn?
Thượng đế là một tư tưởng làm cong quẹo tất cả những gì ngay thẳng và làm đảo lộn tất cả những gì bất động. Thế nào? Thời gian tan biến mất và tất cả những sự vật phù ảo vô thường đều chỉ là giả trá.
Tư tưởng ấy làm xương cốt con người lảo đảo xao xuyến và làm cho dạ dày buồn nôn: thực ra, những điều phỏng đoán như thế sẽ làm cho đầu óc quay cuồng mang bệnh.
Ta gọi là phi nhân, yếm thế, mọi học thuyết nào rao giảng về một hữu thể độc nhất, sung mãn, tuyệt đối, bất động, tự mãn và thường tồn.
Tất cả những gì thường tồn đều chỉ là ẩn dụ biểu trưng[1], và các thi sĩ đã nói dối quá nhiều.
Song những ẩn dụ tuyệt vời nhất phải nói đến thời gian và sự biến dịch: chúng phải là một lời ca tụng và biện chính cho tất cả những gì vô thường phù ảo.
Sáng tạo! - Đấy là giải thoát vĩ đại khỏi mọi điêu linh thống khổ và làm cho đời sống nhẹ nhàng tươi sáng. Nhưng muốn cho con người sáng tạo khởi sinh, cần phải có nhiều đau khổ và nhiều cuộc hóa thân.
Ờ, trong cuộc đời các ngươi, cần phải có những cái chết cay đắng, hỡi những kẻ sáng tạo! Như thế các ngươi sẽ là những kẻ bảo vệ và biện chính cho tất cả những gì vô thường phù ảo.
Muốn cho chính kẻ sáng tạo là một đứa trẻ sơ sinh, thì cùng lúc hắn phải muốn làm mẹ và phải chịu đựng những nỗi khổ đau quằn quại của người sản mẫu.
Thực ra, ta đã bước theo con đường mình xuyên qua trăm linh hồn, trăm chiếc nôi và nỗi thống khổ của sự sinh nở. Nhiều phen ta đã giã từ vĩnh biệt, ta hiểu rõ cơn đau xé lòng của những giờ phút tối hậu.
Nhưng đây là điều mà ý chí sáng tạo cùng vận mệnh của ta ước muốn. Hoặc giả, nói một cách chân thật hơn: vận mệnh ấy, chính là điều ta đã ước muốn.
Mọi cảm giác trong ta đều đau đớn và bị giam cầm tù hãm: nhưng luôn luôn ý chí ta hiện đến như kẻ giải phóng và kẻ mang đến niềm vui.
Ý chí giải phóng chúng ta: đấy là quan niệm đích thực về ý chí và tự do; - đấy là điều mà Zarathustra giảng dạy cho các ngươi.
Đừng ước muốn nữa, đừng phán đoán nữa, đừng sáng tạo nữa! Ôi! Ước sao sự chán ngán vĩ đại triền miên đó đừng bao giờ xâm chiếm hồn ta!
Trong sự truy tầm tri thức, ta chỉ cảm thấy cuồn cuộn trong mình niềm hân hoan của ý chí, nỗi hân hoan được sinh sản và biến dịch; và nếu có sự thơ dại hồn nhiên trong tri thức ta, chính vì trong đó có ý chí muốn sinh sản.
Ý chí ấy đã lôi kéo ta xa khỏi Thượng đế cùng các thần linh: ta còn sáng tạo được gì nếu như đã có các thần linh hiện hữu?
Nhưng ý chí sáng tạo nóng bỏng của ta luôn xô đẩy ta về với loài người như chiếc búa bị đẩy ập xuống viên đá.
Hỡi ôi! Ôi loài người, trong đá cứng đó một hình ảnh đang thiếp ngủ, hình ảnh của những hình ảnh của ta! Hỡi ôi! Tại sao hình ảnh ấy phải ngủ yên trong tảng đá cứng rắn và xấu xí nhất?
Giờ đây chiếc búa của ta đập túi bụi, đập phũ phàng tàn bạo vào nhà tù đó. Tảng đá vỡ tung ra nhiều mảnh: nào có hệ gì!
Ta muốn tựu thành hình ảnh đó: vì một bóng ma đã đến viếng ta, - điều im lặng nhất và nhẹ nhàng sương khói nhất đã hiện đến bên ta!
Vẻ đẹp của Siêu nhân đã đến viếng ta như một bóng ma. Hỡi các anh em! Giờ đây các thần linh còn có nghĩa lý gì với ta nữa chứ?

Zarathustra đã nói như thế.


Chú thích:

[1] “Tất cả những gì thường tồn đều chỉ là ẩn dụ biểu trưng”, Nietzsche ám chỉ đến câu thơ chót của phần II vở kịch Faust của đại thi hào Goethe. Nietzsche sẽ nhắc tới cùng câu này ở trang 217 (trong sách, thuộc về chương “Về những bảng giá trị cũ và mới).
Zarathustra đã nói như thế
Giới thiệu
Phần một - 1
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
- 11 -
- 12 -
- 13 -
- 14 -
- 15 -
- 16 -
- 17 -
- 18 -
- 19 -
- 20 -
- 21 -
- 22 -
- 23 -
PHẦN THỨ HAI - 24 -
- 25 -
- 26 -
- 27 -
- 28 -
- 29 -
- 30 -
- 31 -
- 32 -
- 33 -
- 34 -
- 35 -
- 36 -
- 37 -
- 38 -
- 39 -
- 40 -
- 41 -
- 42 -
- 43 -
- 44 -
- 45 -
PHẦN THỨ BA - 46 -
- 47 -
- 48 -
- 49 -
- 50 -
- 51 -
- 52 -
- 53 -
- 54 -
- 55 -
- 56 -
- 57 -
- 58 -
- 59 -
- 60 -
- 61 -
PHẦN THỨ TƯ - 62 -
- 63 -
- 64 -
- 65 -
- 66 -
- 67 -
- 68 -
- 69 -
- 70 -
- 71 -
- 72 -
- 73 -
- 74 -
- 75 -
- 76 -
- 77 -
- 78 -
- 79 -
- 80 -
- 81 -
PHỤ LỤC
Chú thích của người dịch