watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Zarathustra đã nói như thế-- 76 - - tác giả Friedrich Nietzsche Friedrich Nietzsche

Friedrich Nietzsche

- 76 -

Tác giả: Friedrich Nietzsche

Viên Pháp sư hát lên như thế; và tất cả những người tụ họp trong hang đá tựa như những con chim bị mắc vào chiếc lưới của sự khoái lạc giảo quyệt ưu uất của lão. Duy chỉ có Kẻ tận tâm của tinh thần là không để mình bị vướng lưới: y vội giật lấy chiếc thụ cầm trên tay viên Pháp sư và la lớn: “Không khí! Hãy để không khí trong lành ùa vào! Hãy vời Zarathustra vào hang đá! Mi đã làm đặc thêm và đầu độc không khí trong hang này, hỡi đồ phù thủy già!
Hỡi con người giả dối sâu hiểm kia, sự quyến rũ của mi dẫn đến những khát vọng, những khu rừng xa lạ. Và khốn thay cho chúng ta nếu những người như mi mà lại nói về chân lý và ban cho chân lý tầm quan trọng!
Khốn thay cho tất cả mọi tinh thần tự do tự tại nào không cẩn trọng đề phòng những tên pháp sư như thế! Thế là rồi đời tự do của họ! Mi rao giảng sự quay về với những ngục tù và mi dẫn dắt vào trở lại trong chốn ngục tù,
- hỡi con quỷ già ưu uất kia, lời than vãn của mi có chứa đựng một chiếc còi để giả tiếng chim, mi giống những kẻ khi thốt lời ca tụng sự trinh khiết, lại bí mật mời gọi người ta hướng đến những khoái lạc!”
Kẻ tận tâm nói như thế; nhưng viên Pháp sư già đưa cặp mắt nhìn chung quanh lão, vui hưởng sự chiến thắng của mình, và hoàn trả lại sự tủi giận mà Kẻ tận tâm đã gây cho lão. Rồi lão nói bằng giọng khiêm tốn: “Mi im miệng đi. Những bài hát hay đều muốn có những vọng âm hay; sau những bài hát hay, phải im lặng thật lâu.
Đấy là điều mà tất cả những con người thượng đẳng kia đang làm. Nhưng còn mi, có lẽ mi đã chẳng hiểu gì nhiều về bài thơ vĩ đại của ta. Nơi con người mi, chẳng có chút gì mang chất tinh thần pháp sư”.
Kẻ tận tâm đáp lại: “Mi đã ngợi khen ta khi tách biệt ta ra khỏi mi như thế! Được lắm! Nhưng còn các người kia, ta nhìn thấy gì đây? Các ngươi đang còn ngồi đó với những cái nhìn tràn đầy khát vọng.
Hỡi những tâm hồn tự do, vậy thời tự do của các ngươi đã bỏ đi biền biệt về đâu? Ta thấy các ngươi gần giống với những kẻ đã nhìn những cô gái khỏa thân nhảy múa suốt một lúc lâu: cả tâm hồn các ngươi cũng bắt đầu nhảy múa!
Hỡi những con người thượng đẳng kia ơi, nơi các ngươi hẳn có quá nhiều hơn điều mà viên Pháp sư gọi là cái tinh thần phù chú lừa đảo xấu xa của lão: - chúng ta phải khác biệt với nhau.
Thật vậy, trước khi Zarathustra quay trở về thạch động, chúng ta đã nói năng và suy tưởng chung nhau khá đủ để ta biết rằng bản chất chúng ta là khác biệt với nhau.
Các ngươi và ta, chúng ta đi tìm những điều khác biệt nhau ở chốn này. Bởi vì phần ta, ta đi tìm nhiều sự an toàn hơn, chính vì thế ta đã đến hang đá của Zarathustra. Quả vậy, chính Zarathustra là ngọn tháp, là ý chí kiên cố nhất, - trong lúc mà hiện nay mọi sự đều dao động, cả mặt đất cũng rung động đảo điên. Nhưng còn các ngươi, khi ta nhìn ánh mắt của các ngươi, thì hầu như ta thấy rằng các ngươi đang đi tìm nhiều sự bất ổn hơn , nhiều cơn rùng mình hơn, nhiều mối nguy hiểm hơn, nhiều cuộc động đất hơn. Ta thấy hầu như các ngươi thèm muốn, hỡi những người thượng đẳng, hãy xá lỗi cho sự phỏng đoán của ta, - các ngươi thèm muốn đời sống nguy nan hiểm nghèo nhất, đời sống gây cho bản thân ta nhiều sợ hãi nhất, đời sống của những con dã thú, thèm khát những cánh rừng, những hang động, những ngọn núi dựng và những mê cung.
Và không phải những kẻ dẫn đưa các ngươi ra khỏi nguy nan là những kẻ làm các ngươi hài lòng nhất, mà chính là những kẻ đánh lạc lối các ngươi, dẫn các ngươi xa lạc khỏi mọi con đường, những con quỷ quyến rũ. Nhưng nếu những khát vọng kể trên là chân thật nơi các ngươi, thì không vì thế mà ta thấy chúng kém là những điều bất khả .
Bởi vì sự sợ hãi chính là tình cảm bẩm sinh và nguyên sơ của loài người; sự sợ hãi là nguyên nhân giải thích vạn sự, là nguyên nhân của lội lỗi nguyên tổ và của đức hạnh nguyên tổ. Cả đức hạnh của ta nữa, cũng phát sinh từ sự sợ hãi, đức hạnh ấy có tên là: Tri thức Khoa học .
Bởi vì sự sợ hãi những con dã thú - đây chính là sự sợ hãi mà loài người đã biết đến từ vạn cổ, kể cả sự sợ hãi đối với con vật mà con người che giấu và kinh sợ trong chính bản thân mình - Zarathustra gọi đó là “con thú nội tâm”.
Sự sợ hãi lâu dài xa xưa đó, sau cùng, đã được tinh luyện và được tâm linh hóa, - hiện nay ta thấy hình như nó mang tên là Tri thức Khoa học”.
Kẻ tận tâm đã nói như thế; nhưng vào đúng lúc đó, Zarathustra đã quay trở vào thạch động, đã nghe và đoán được những lời lẽ cuối cùng, Zarathustra ném một nắm bông hồng cho Kẻ tận tâm và cười vang trên những “chân lý” của y. Zarathustra hỏi lớn: “Sao! Ta vừa nghe gì vậy kìa? Thực ra, ta thấy rằng nhà ngươi là một kẻ điên hoặc giả chính ta mới là kẻ điên: và ta vội vã hoàn trả lại chân lý của nhà ngươi về chỗ cũ.
Bởi vì sự sợ hãi là ngoại lệ của chúng ta. Nhưng còn lòng can đảm, thú ưa phiêu lưu và niềm vui đối với điều bất xác, đối với những gì hãy còn chưa được thử làm liều, - lòng can đảm , theo ta, đấy là biểu trưng cho toàn bộ lịch sử nguyên thủy của con người.
Lòng can đảm này, sau cùng được tinh luyện, được tâm linh hóa, lòng can đảm vừa nói của con người, với đôi cánh của con ó và sự giảo quyệt của con rắn: theo như ta thấy lòng can đảm ấy hiện nay mang tên là...”
“Zarathustra !” tất cả những người tụ tập trong hang đá đồng kêu lớn lên như cùng một giọng, rồi phá lên cười ầm; nhưng có một cái gì đó bốc lên từ họ tựa hồ một đám mây đen. Cả viên Pháp sư già cũng phá lên cười và lão bảo bằng một giọng giảo quyệt: “Ồ! Tinh thần xấu xa của ta đã bỏ đi rồi!
Và ta đã chẳng lưu tâm cảnh giới các ngươi ngờ vực tinh thần đó sao, khi ta bảo rằng nó là một kẻ lường gạt, một tinh thần dối trá lừa đảo?
Nhất là khi tinh thần ấy hiện lộ trần truồng. Nhưng còn ta, ta có thể làm gì với những sự ác hiểm của nó! Có phải ta là kẻ đã tạo nên nó và đã tạo nên thế giới đâu?
Nào! Giờ đây, một lần nữa, ta hãy trở thành những con người thiện hảo tươi vui! Và dẫu rằng Zarathustra có tia nhìn ảm đạm - các ngươi hãy nhìn ông ấy xem! Ông ấy đang thù ghét ta - thì trước khi đêm xuống, Zarathustra sẽ lại học thương yêu và ca ngợi ta, Zarathustra không thể sống lâu mà không làm những điều điên cuồng như thế.


Zarathustra thương yêu những kẻ thù: chính Zarathustra là người biết rành nghệ thuật ấy, trong tất cả những người ta đã gặp. Nhưng Zarathustra lại trả thù những người bạn!”


Viên Pháp sư già đã nói như thế, và những người thượng đẳng nhiệt liệt hoan hô lão, đến nỗi Zarathustra cất bước chạy vòng trong hang đá, vừa chạy hắn vừa đưa tay ra lắc tay những người bạn của mình với vẻ dữ tợn và lòng thương yêu, - như thể hắn có một điều gì cần xin lỗi và sửa sai đối với mỗi người. Nhưng khi Zarathustra đến trước cửa hang, thì hắn lại thèm khát cuồng điên bầu không khí trinh khiết đang ngự trị bên ngoài, thèm khát con ó và con rắn, - và hắn muốn trốn thoát bỏ đi.
Zarathustra đã nói như thế
Giới thiệu
Phần một - 1
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
- 11 -
- 12 -
- 13 -
- 14 -
- 15 -
- 16 -
- 17 -
- 18 -
- 19 -
- 20 -
- 21 -
- 22 -
- 23 -
PHẦN THỨ HAI - 24 -
- 25 -
- 26 -
- 27 -
- 28 -
- 29 -
- 30 -
- 31 -
- 32 -
- 33 -
- 34 -
- 35 -
- 36 -
- 37 -
- 38 -
- 39 -
- 40 -
- 41 -
- 42 -
- 43 -
- 44 -
- 45 -
PHẦN THỨ BA - 46 -
- 47 -
- 48 -
- 49 -
- 50 -
- 51 -
- 52 -
- 53 -
- 54 -
- 55 -
- 56 -
- 57 -
- 58 -
- 59 -
- 60 -
- 61 -
PHẦN THỨ TƯ - 62 -
- 63 -
- 64 -
- 65 -
- 66 -
- 67 -
- 68 -
- 69 -
- 70 -
- 71 -
- 72 -
- 73 -
- 74 -
- 75 -
- 76 -
- 77 -
- 78 -
- 79 -
- 80 -
- 81 -
PHỤ LỤC
Chú thích của người dịch